Các cách nhanh để giao tiếp hiệu quả với thợ sửa chữa xe ô tô

Do vậy, khi chủ xe có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi trước khi họ bắt tay vào sửa chữa hoặc đưa ra một mức phí sửa chữa. Họ sẽ rất thoải mái và thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, năng suất hơn bởi chủ xe đã đưa cho họ không gian và thời gian để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Đối với xe ô tô, các lỗi hỏng hóc là một phần tất yếu mà các chủ xe phải đối mặt.Vì vậy, trong bất kỳ tình huống nào, biết cách giao tiếp hiệu quả với thợ sửa xe ô tô không chỉ tránh bị “hớ” mà còn giúp xe vận hành tốt hơn – điều mà tất cả các chủ xe cần biết.
1. Am hiểu tường tận về xe ô tô mà bạn sở hữu

Trong bất kỳ trường hợp nào, chủ xe nên học càng nhiều càng tốt về thiết bị máy móc của xe ô tô. Hoặc các cuốn cẩm nang sử dụng sẽ cung cấp thông tin hữu ích về lịch trình bảo dưỡng, vị trí các bộ phận và chữ số, ý nghĩa của các nút điều khiển và nhiều chi tiết khác mà lái xe chưa rõ.

Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của xe, như kích thước, áp suất lốp xe (không phải áp suất tối đa) và các thông tin cập nhật khác.

Tìm hiểu tên của các bộ phận trong xe. Thật hữu ích khi lái xe quen biết được một vài người bạn am hiểu về các bộ phận của xe cũng như cách thức hoạt động của chúng. Nếu không, lái xe có thể tìm hiểu qua các clip sửa chữa để biết các thông tin về các bộ phận khác nhau trong xe của mình.

2. Mô tả chi tiết các vấn đề của xe ô tô
Liệt kê các thông tin hữu ích nhằm giúp thợ xe đánh giá chính xác vấn đề của xe. Lái xe nên chú ý bất kỳ âm thanh, rung rắc, chuyển động hay thay đổi khác thường trên bảng điều khiển để mô tả và giải thích kịp thời cho thợ sửa xe.

3. Yêu cầu thợ sửa xe ô tô chỉ ra lỗi

Nhiều thợ xe ô tô rất vui vẻ để chỉ ra chi tiết vấn đề hỏng hóc của xe và trả lời các câu hỏi của lái xe một cách minh bạch và trung thực. Hãy nên hỏi các câu hỏi như:

– Vấn đề này nghiêm trọng như thế nào ?

– Bộ phận này có thể sửa chữa hay bắt buộc phải thay thế ?

– Có chế độ bảo hành cho các phụ tùng mới không ?

– Mất bao lâu để khắc phục lỗi này ?

4. Yêu cầu một bảng báo giá bản cứng

Bản báo giá ước tính bao gồm chi phí các bộ phận mới, thuế, chi phí thợ, chi phí bảo dưỡng hay bất kỳ các chi phí nào liên quan. Cần chú ý rằng, chi phí thực tế không nhất thiết giống chi phí khi báo giá, nhưng cũng không nên quá khác nhau, trừ khi thợ xe tiến hành các dịch vụ bổ sung dưới sự đồng ý của chủ xe.

5. Luôn luôn đưa ra các câu hỏi cho thợ sửa xe ô tô
6. Lưu giữ hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa xe đầy đủ

Điều này rất có lợi cho chủ xe, thợ sửa chữa hoặc người mua xe sau này. Bằng cách đó, chủ xe có thể biết được thời gian bảo dưỡng tiếp theo và phòng ngừa các vấn đề hỏng hóc tiềm ẩn của xe.

Lưu ý:

– Chủ xe được thoải mái so sánh giá và ước tính giá sửa chữa ở nhiều cửa hàng khác nhau. Khi tìm thấy một thợ sửa xe đáng tin cậy, trung thực và lành nghề thì việc gắn bó với họ là lựa chọn phù hợp bởi họ hiểu xe và quen với chủ xe. Tuy nhiên, khi chủ xe thực sự đặt niềm tin vào người thợ thì nên tin tưởng tuyệt đối họ và họ cũng sẽ làm như thế. Ngược lại, nếu không, đây chính là thời điểm tốt để chủ xe đi tìm kiếm một người thợ lành nghề khác.

– Nên nhớ rằng giá cả không quyết định tất cả. Câu chuyện “tiền nào của ấy” vẫn luôn hiện hữu quanh chúng ta. Tuy nhiên, một garage tốt có thể thu mức giá cao hơn nhưng đi kèm với chất lượng tốt hơn. Thợ sửa xe khác nhau, garage khác nhau sẽ có cách tính giá khác nhau. Đó là lý do vì sao chủ xe nên tìm một vài người thợ lành nghề đáng tin cậy.

– Nhiều thợ sửa xe không thích người khác, đặc biệt là chủ xe theo dõi họ trong khi làm việc. Điều đó làm họ bị phân tâm và không thoải mái. Do vậy, khi chủ xe có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi trước khi họ bắt tay vào sửa chữa hoặc đưa ra một mức phí sửa chữa. Họ sẽ rất thoải mái và thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, năng suất hơn bởi chủ xe đã đưa cho họ không gian và thời gian để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *